14 LỢI ÍCH CỦA CÁ CƠM MÀ BẠN NÊN ĂN NGAY KHI ĐỌC XONG

Việt Nam nổi tiếng với đường bờ biển dài từ bắc vào nam 3.260 km. Thời tiết nắng ấm quanh năm nên nước ta phát triển mạnh về du lịch và ngư nghiệp. Từ khu vực miền Trung trở vào trong Nam, nghề cá, làm nước mắm và làm muối rất phổ biến với nhiều cơ sở chế biến uy tín lâu đời. Nhờ những lợi thế về địa lý, vùng biển nước ta phân bố nhiều loại cá cơm – loại cá thân nhỏ, thơm ngon và có nhiều chất đạm, giá trị dinh dưỡng cao.

Loài cá này cũng chính là bí quyết để tạo ra những chai nước mắm. Những món cá cơm khô ăn thơm ngon trở thành đặc sản nức tiếng. Vậy có bao nhiêu loại cá cơm ở Việt Nam? Và giá trị dinh dưỡng cũng như những giá trị của nó trong công nghiệp cá cơm khô như thế nào? xin mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi!

Cá cơm thuộc họ cá trổng, kích thước khoản bằng đầu chiết đũa. Là những loài cá chủ yếu sống ở nước mặn thành từng đàn rất lớn có thế lên đến tới hàng trăm tấn, có một số loài sống ở nước lợ. Ở Việt Nam, nó có tên gọi là cá cơm do hình dáng nhỏ nhắn chiều dài chỉ từ 12 – 50 cm – nhỏ như chiếc đũa ăn cơm. Ngoài ra người dân còn gọi cá cơm với tên gọi khác là cá nờm. Cá cơm thường được ngư dân đánh bắt từ khu vực Thanh Hóa trở vào trong Nam. Tùy từng địa phương khác nhau mà thời gian khai thác cá cơm cũng khác nhau.

Nếu như ở khu vực gần Thanh Hóa cá cơm chỉ có vào mùa nước cạn, khoảng tháng ba âm lịch. Thì ở khu vực Quảng Trị cá cơm sẽ được khai thác từ tháng 1 đến tháng 5 âm lịch. Khu vực Nha Trang, đặc biệt là Cá cơm Phú Quốc được khai thác 2 vụ tháng 7 – 8 là vụ cá nam và tháng 10 – 11 là vụ cá bắc.

Cá cơm thường xuất hiện thành bầy đàn lớn và ăn sinh vật phù du ở tầng nước mặt. Có giá tri dinh dưỡng rất cao rất tốt cho mọi lựa tuổi. Cho nên cá cơm là món ăn rất hay thường thấy trong bữa ăn của các gia đình việt .